Chú thích Chiến_tranh_Hán-Sở

  1. Sử ký, Cao Tổ bản kỷ
  2. Sử ký, Hạng Vũ bản kỷ
  3. Bên cạnh Lưu Bang và Hạng Vũ, một nhân vật quan trọng khác của cuộc tranh hùng Hán-Sở là Hàn Tín (?229 TCN–196 TCN), đồng thời là một khai quốc công thần bậc nhất của nhà Hán, cũng là người sinh trưởng trên đất Hoài Âm (Giang Tô) thuộc nước Sở cuối thời Chiến Quốc.
  4. Kiến là vua cuối cùng của nước Tề thời Chiến Quốc, mất nước về tay Tần năm 221 TCN
  5. Hạng Lương là con Hạng Yên - đại tướng nước Sở đã tử trận khi chống Tần năm 223 TCN trước khi nước Sở mất
  6. Ngụy Cữu là dòng dõi nước Ngụy thời Chiến Quốc, được Trần Thắng sai tướng là Chu Thị lập làm vua để có vây cánh chống Tần nhưng sau đó Ngụy ly khai khỏi Trần Thắng. Tướng Tần Chương Hàm sau khi diệt Trần Thắng quay ra đánh Nguỵ. Tề vương Điền Đam đến cứu Ngụy tử trận, sau cả Cữu cũng chết
  7. Bành Việt khởi nghĩa ở Lương chống Tần để hưởng ứng Trần Thắng nhưng chưa từng hội quân với Thắng. Đây là cánh quân độc lập chưa lệ thuộc dưới quyền quản lý của các chư hầu, kể cả Hạng Vũ
  8. Người trùng tên với đại tướng Hàn Tín, xem thêm bài Hàn Tín
  9. Thời đó vẫn dùng lịch nhà Tần, lấy tháng 10 là tháng đầu năm nên tháng 9 nhuận là tháng cuối cùng trong năm 205 TCN
  10. Bản Thanh Phong dịch, nhà xuất bản Đồng Tháp, 1993
  11. Lưu Bang
  12. Trương Lương
  13. Lưu Bang rất đa tình, lấy cả vợ cũ của Ngụy vương Báo, Lã Trĩ nhiều năm tư thông với người hầu trong nhà Thẩm Tự Cơ ngay lúc Lưu Bang còn sống, sau Lưu Bang chết cất Tự Cơ lên làm trung thừa tướng